Top 10 lý do tại sao bạn thất bại khi mới bắt đầu kinh doanh

Top 10 lý do tại sao bạn thất bại khi mới bắt đầu kinh doanh

Bài viết của tác giả Martin Zwilling - một nhà tư vấn khởi nghiệp kì cựu và nhiều kinh nghiệm, blogger, tác giả, chuyên gia công nghệ và nhà đầu tư mạo hiểm - chia sẻ những kinh nghiệm của quý báu của ông về nguyên nhân thất bại của các doanh  nghiệp mới.

Đối với các nhà kinh doanh – đặc biệt là những ai vừa mới bắt đầu khởi nghiệp- các công ty thành công cũng nhiều ngang với thất bại. Tôi đã nhận thấy điều này cả khi là một doanh nhân lẫn khi là một nhà cố vấn. Số liệu thống kê cũng đưa ra rằng tỷ lệ thất bại cho những doanh nghiệp mới trong vòng 5 năm đầu tiên lên tới 50%.

Tất nhiên, một nhà kinh doanh thật sự coi thất bại trong kinh doanh chỉ là một cột mốc trên con đường đi tới thành công. Họ học hỏi từ những sai lầm của mình và sử dụng kinh nghiệm đó để chuyển sang một ý tưởng mới. Nhưng tại sao không học hỏi từ những thất bại của người khác để không phải chịu đựng những nỗi đau từ thất bại của chính mình?

Dưới đây là danh sách 10  nguyên nhân thất bại khi khởi nghiệp và làm thế nào để tránh được nó.

1)      Không có một kế hoạch được viết ra cụ thể

Đừng tin vào câu chuyện thần thoại rằng một kế hoạch kinh doanh không đáng để nỗ lực. Nguyên tắc viết ra một bản kế hoạch là cách tốt nhất để chắc chắn rằng bạn thật sự hiểu làm thế nào để biến ý tưởng của bạn thành việc kinh doanh.

2)      Mô hình doanh thu nghèo nàn hoặc không có

Thậm chí một tổ chức phi lợi nhuận cũng phải tạo ra doanh thu (sự quyên góp) để bù đắp cho các chi phí hoạt động. Nếu sản phẩm của bạn miễn phí, hoặc bạn mất tiền trong mọi cuộc giao dịch, nó sẽ rất khó để bù đắp bằng số lượng. Bạn có thể có giải pháp cho nạn đói trên thế giới, nhưng nếu như khách hàng của bạn không có tiến, công việc kinh doanh của bạn không thể tồn tại lâu dài.

3)      Giới hạn trong các cơ hội kinh doanh

Không phải tất cả những ý tưởng tốt có thể trở thành một công việc kinh doanh thành công. Chỉ vì bạn tin tưởng một cách mãnh liệt rằng sản phẩm hay dịch vụ của bạn thật tuyệt và tất cả mọi người cần nó không có nghĩa rằng tất cả mọi người cần mua nó. Để có thể bổ sung thông tin cho việc đơn thuần thăm dò ý kiến của bạn bè và gia đình, cần có sự nghiên cứu thị trường được bởi những chuyên gia trong ngành một cách cụ thể và cẩn thận.

4)      Không thể tiến hành thực hiện

Khi những doanh nhân trẻ đến với tôi với những ý tưởng triệu đô, tôi đã nói với họ rằng một ý tưởng riêng lẻ thì thực sự chẳng có giá trị gì. Tất cả phải dựa vào việc tiến hành. Nếu như bạn không cảm thấy thoải mái với việc  đưa ra những quyết định khó khăn và chấp nhận rủi ro, bạn sẽ không thể làm tốt vai trò lãnh đạo của mình.

5)      Quá nhiều cạnh tranh

Không có đối thủ cạnh tranh thì cũng đáng cảnh báo – điều đó có thể có nghĩa rằng sẽ không có thị trường. Nhưng nếu tìm ra 10 hoặc hơn 10  đối thủ với một cú Google search đơn giản có nghĩa rằng lĩnh vực quan tâm của bạn khá đông đúc. Hãy nhớ rằng, những đối thủ khổng lồ đang say ngủ có thể thức dậy bất kì lúc nào. Vì thế, đừng cho rằng Microsoft hay Procter&Gamble là quá to và không cần bạn phải quan tâm quá sớm.

6)      Không có tài sản trí tuệ

Nếu bạn mong muốn tìm được các nhà đầu tư, hoặc bạn mong muốn tìm được một lợi thế cạnh tranh lâu dài để chống lại những đối thủ khổng lồ trong ngành, bạn cần đăng kí bản quyền,  thương hiệu, nhãn hiệu và bằng sáng chế; cũng như giành được những thỏa thuận chưa hoàn thiện và không công khai để có thể bảo vệ những bí mật thương mại. Tài sản trí tuệ thường là nhân tố lớn nhất trong việc định giá những công ty ban đầu đối với các nhà đầu tư chuyên nghiệp.

7)      Một nhóm không có kinh nghiệm

Trong thực tế, các nhà đầu tư đầu tư cho con người, chứ không phải ý tưởng. Họ tìm kiếm con người với những kinh nghiệm thực tế trong lĩnh vực kinh doanh khởi nghiệp và tìm kiếm những con người với kinh nghiệm thực sự trong việc vận hành một công ty mới. Nếu đây là lần đầu tiên của bạn, hãy tìm một người công tác mà " đã từng ở đó và từng làm điều đó" để có thể cân bằng đam mê của bạn và mang kinh nghiệm đến cho nhóm.

8)      Đánh giá thấp những yêu cầu về nguồn lực

Một trong những nguồn lực chủ yếu là quỹ tiền mặt, nhưng những nguồn lực khác ví dụ như là liên hệ trong ngành hoặc khả năng tiếp cận đến các kênh tiếp thị có thể quan trọng hơn đối với một vài sản phẩm nhất định. Có quá nhiều tiền mặt nhưng không quản lý một cách khôn ngoan cũng nguy hại giống như là có quá ít tiền mặt. Đừng rút khỏi công việc của bạn cho đến khi nguồn doanh thu mới chạy đến.

9)      Tiếp thị không đủ

Có một chiến lược tiếp thị truyền miệng khéo léo là không đủ để khiến sản phẩm và thương hiệu của bạn hiển hiện trong thời kì các phương tiện truyền thông mới đang tấn công mãnh liệt như hiện nay. Thậm chí tiếp thị lan truyền cũng tốn chi phí và thời gian thật sự. Nếu không có sự tiếp thị hiệu quả và sáng tạo với một loạt các phương tiện truyền thông, bạn sẽ không có khách hàng – hay một công việc kinh doanh.

10)   Bỏ cuộc quá sớm

Theo như kinh nghiệm của tôi, nguyên nhân phổ biến nhất cho việc thất bại của các công ty mới chính là các doanh nhân thường cảm thấy mệt mỏi, từ bỏ và đóng cửa công ty. Mặc dù có thất bại, rất nhiều doanh nhân thành công như Steve Jobs và Thomas Edison luôn kiên trì với tầm nhìn của mình cho tới khi họ tìm thấy thành công.

 

Bài liên quan