Khởi Nghiệp Tinh Gọn Có Giá Trị Ra Sao

Khởi Nghiệp Tinh Gọn Có Giá Trị Ra Sao

Kinh doanh khởi nghiệp là quản trị, trong thực tế một công ty khởi nghiệp sẽ là một tập hợp nhiều hoạt động khác nhau từ sản xuất sản phẩm, cải thiện sản phẩm, marketing cho đến quy trình sản xuất và thử thách cho người khởi nghiệp chính là cân bằng tất cả các hoạt động ấy. Nhưng thực trạng cho thấy ngay cả những doanh nghiệp quy mô nhỏ nhất cũng vấp phải thử thách của việc vừa phải hỗ trợ khách hàng hiện hữu, vừa cố gắng cải tiến mọi thứ. Và những doanh nghiệp lừng lẫy cũng vẫn đối mặt với nhu cầu đầu tư cần được cải tiến nếu không muốn trở nên lỗi thời.

Mà mục tiêu đa phần của các công ty khởi nghiệp là tìm ra thứ đúng đắn để xây dựng.

Thứ mà khách hàng muốn, và sẵn lòng trả tiền để mua – càng nhanh càng tốt. Thay vì chỉ chăm chăm sáng tạo sản phẩm thật hoàn chỉnh thì phương pháp khởi nghiệp tinh gọn hướng người khởi nghiệp cứ sau 2 tuần phải tạo ra một mô hình sản phẩm chạy thử để đo lường phản ứng của khách hàng. Đây chính là hướng đi mới, nó tập trung vào sự phát triển sản phẩm đổi mới, nhấn mạnh vào vòng lặp tốc độ cao và tư duy khách hàng, một tầm nhìn lớn, cùng tham vọng khổng lồ. Phương pháp này cho thấy sự khác biệt giữa hoạt động tạo ra giá trị và hoạt động lãng phí, cũng như cách đưa chất lượng vào sản phẩm từ trong ra ngoài.

1. Giá trị của Khởi nghiệp Tinh gọn

Bà Trần Thiên Trà – Giám đốc Công ty Ariska – đơn vị phối hợp cùng Đại học Kinh tế TP.HCM tổ chức cuộc thi Khởi nghiệp tinh gọn với các sản phẩm handmade, nhận xét rằng: “Phương pháp khởi nghiệp tinh gọn cần thiết dành cho người mới khởi nghiệp vì đây là mô hình linh hoạt, giúp người kinh doanh có thể điều chỉnh, cải tiến kịp thời để thích nghi với nền kinh tế có nhiều biến động”.

Bởi nếu so với khởi nghiệp truyền thống thường là nghĩ ra ý tưởng, tự lên kế hoạch và tìm đối tác, sau đó dồn hết tiền tiết kiệm để tạo ra sản phẩm và cuối cùng là đem bán sản phẩm. Tất nhiên với kế hoạch “mông lung” như thế này thì sẽ mang lại rất nhiều rủi ro, kết quả cho thấy gần 90% người khởi nghiệp đều gặp thất bại hoặc phá sản.

Nguyên nhân một phần là do sai lầm khi chọn hình thức phát triển kinh doanh.

Một công ty đã hoạt động, đã có sản phẩm, trong khi họ không phải là một doanh nhân, chủ của một doanh nghiệp nhỏ.

Vấn đề người khởi nghiệp phải đối mặt khi gầy dựng một thương vụ kinh doanh chính là sự thiếu hiểu biết về người tiêu dùng, thế nhưng niềm tin của họ vào sản phẩm, dịch vụ do mình tạo ra lại quá lớn, nhiều người luôn tin mình sẽ thành công. Thực tế cho thấy, chỉ 10% những người có niềm tin vào sản phẩm, dịch vụ của mình thành công, 90% còn lại thất bại.

Chính vì vậy, người khởi nghiệp cần một phương pháp hiệu quả hơn để có thể xây dựng thành công doanh nghiệp. Chính khởi nghiệp tinh gọn sẽ giúp người khởi nghiệp tự tin đối mặt và vượt qua thách thức lớn nhất: thấu hiểu thị trường, yếu tố quan trọng nhất góp phần đưa người khởi nghiệp đến thành công hoặc thất bại, chứ không phải vốn, kỹ năng quản lý hay các nguyên nhân khác.

2. Khởi nghiệp Tinh gọn hiệu quả như thế nào?

Khởi nghiệp tinh gọn (Lean startup) là phương pháp kinh doanh mới, đã được nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp trên thế giới áp dụng. Đặc biệt trong nền kinh tế với nhiều biến động hiện nay, khởi nghiệp tinh gọn được xem là phương pháp kinh doanh an toàn đối với người khởi nghiệp lần đầu nhưng vẫn thích hợp hơn nếu họ đã từng kinh doanh.

Thay vì mất 6 tháng hoặc 1 năm để nhận ra sản phẩm của mình không phù hợp, người khởi nghiệp chỉ cần 2 tuần để có câu trả lời. Nhờ vậy chỉ tiêu tốn tối đa 30% số tiền dự tính đầu tư trong một năm đầu chứ không đến nỗi mất sạch vốn.

Với phương pháp này, người khởi nghiệp sẽ tự vẽ mô hình Business Model Canvas (một công cụ xây dựng mô hình kinh doanh được thiết kế bởi TS. Alexander Osterwalder) trên giấy, sau đó mỗi ngày thay đổi cho phù hợp với thực tế thị trường.

Bài liên quan